BHTN – Trợ cấp thất nghiệp những điều lưu ý

Hôm nay sau một thời gian quyết định thay đổi công việc, tạm dừng lại để nâng cao kỹ năng cá nhân và chăm sóc gia đình nhỏ, mình đã chuẩn bị hồ sơ và nộp để nhận trợ cấp thất nghiệp. Mới xong Bước 1, Nộp hồ sơ. Dù chưa trải nghiệm toàn bộ quá trình nhưng mình sẽ ghi lại những gì lưu ý mà hôm nay mình gặp phải, đồng thời ghi lại những gì mình tìm hiểu được về các thủ tục, lưu ý đối với bảo hiểm thất nghiệp và trợ cấp thất nghiệp – theo trải nghiệm và cách hiểu của mình, nên câu từ nó dân dã hơn nhưng không chính xác 100% (mình có dẫn link văn bản quy định nên nếu muốn tìm hiểu kỹ hơn, chính xác câu từ thì click vô đó).

Mình nộp hồ sơ tại Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội (Trung Kính) nên có thể một số lưu ý của mình chỉ đúng với địa điểm mình nộp mà khác với các nơi khác do mình chưa có trải nghiệm ở các điểm khác.

Mà mình cũng đang học môn Luật An sinh xã hội, tiện quá tìm hiểu thực tế luôn!

Phần I. Lưu ý từ trải nghiệm thực tế

  • Thủ tục nộp hồ sơ (Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP)
    1. Chuẩn bị bộ hồ sơ để nộp
    2. Nộp hồ sơ cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương
      • Trong thời hạn 3 tháng kể từ thời điểm nghỉ việc, bạn phải nộp hồ sơ đến trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương để được xét duyệt trợ cấp thất nghiệp. Nên cố gắng sắp xếp sớm để làm thủ tục không hết hạn lại không làm được nha.
      • Danh sách các Trung tâm dịch vụ việc làm trên toàn quốc, được BHXH cập nhật ở TRANG NÀY
      • Có thể ủy quyền lấy thay hoặc gửi hồ sơ qua bưu điện nhưng phải có lý do và được xác nhận của cơ quan có thẩm quyền (VD ốm đau, thai sản, tai nan, thiên tai… (chi tiết đọc trong nghị định, nhưng nếu không phải trường hợp bất khả kháng thì vẫn cần đến nộp trực tiếp)
        Trong khi làm thủ tục thì mình được yêu cầu mở tài khoản mới tại chi nhánh được yêu cầu, nên cái này chỉ hơi ngại vì mở lắm tài khoản quá, nhưng thôi cũng tiện cho những trường hợp không có số tài khoản. Ngoài ra mình cũng hóng hớt được bác bên cạnh ngồi làm thủ tục được hướng dẫn là nếu có tài khoản đúng chi nhánh hoặc đã mở trước đó rồi thì tiếp tục xài tài khoản đó thôi.
    3. Nhận phiếu hẹn trả kết quả
    4. Trong 15 ngày làm việc, nếu tìm được viêc thì phải thông báo cho Trung tâm dịch vụ việc làm
    5. Trong thời hạn 3 ngày làm việc trên phiếu hẹn, nếu không đến nhận kết quả thì sẽ bị hủy quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp.
      Trường hợp nếu bị hủy quyết định hưởng trợ cấp, thì thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp sẽ được tiếp tục cộng dồn vì chưa hưởng trợ cấp.
    6. Đến nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp: Mang theo CMND/CCCD/HC, Phiếu hẹn trả kết quả và giấy tờ xác nhận của cơ quan có thẩm quyền trong TH ốm đau, thai sản, tai nạn (nếu có) (Đến ngày hẹn mình đến làm thủ tục có gì lưu ý lại ghi lại sau)
    7. Hàng tháng, phải đến trung tâm dịch vụ viêc làm thực hiện thông báo tìm kiếm việc làm theo quy định. (Cái này đến khi mình thực hiện thực tế có lưu ý sẽ ghi lại sau)
  • Hồ sơ chuẩn bị (Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CPNghị định 61/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung)
    1. Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH
      Mình đến nộp thì bên tiếp nhận đánh máy lại đơn này dựa theo thông tin trên giấy tờ mà mình cung cấp, KHÔNG dùng đơn mình chuẩn bị trước. Mình thấy cái này hợp lý, vì như thế vừa thống nhất định dạng, vừa chính xác thông tin vì đội tiếp nhận hồ sơ là rõ nhất nội dung cần khai báo như nào.
      Còn để cho chắc chắn, chuẩn bị trước cũng không thừa, có thể tham khảo mẫu và cách viết đơn tại đây
    2. Bản chính hoặc Bản công chứng kèm bản chính để đối chiếu Một trong các giấy tờ chứng minh đã kết thúc hợp đồng lao động:
      • HĐLĐ/HĐLV hết hạn/ hoàn thành
      • Quyết định thôi việc/sa thải/kỷ luật buộc thôi việc
      • Thông báo/ thỏa thuận chấm dứt hợp đồng
      • Xác nhận của người SDLĐ về việc hoàn thành/ chấm dứt hợp đồng
      • Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc dừng hoạt động của đơn vị.
    3. Bản photo Sổ Bảo hiểm và Sổ bảo hiểm gốc
      Mình đến nộp thì bên tiếp nhận thu sổ và bản photo, sau họ tạm giữ sổ BHXH gốc để đóng dấu xác nhận và trả vào ngày hẹn trả kết quả. Lưu ý nữa là nhớ photo 1 tờ 1 mặt, đừng photo 2 tờ vào 1 mặt hay photo 2 mặt, sẽ bị yêu cầu photo lại đó :((
    4. Ảnh 3×4: 2 cái – Không cần. Mình có thấy 1 số trang ghi là cần 1 hoặc 2 cái, mình có chuẩn bị mang đi nhưng lại được trả lại.

Phần II. Lưu ý từ các nguồn thông tin

  • Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp (Điều 49 Luật Việc làm 2013):
    1. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp khi tham gia hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc (không xác định thời hạn, xác định thời hạn hoặc thời vụ từ 03 đến dưới 12 tháng đối với 1 công việc nhất định) => Tức là có đóng BHTN & ký HĐLĐ/HĐLV.
    2. Đã chấm dứt hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc
      (trừ trường hợp người lao động đã đơn phương chấm dứt hợp đồng, làm trái pháp luật, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng)
      Lưu ý là dù có bị đuổi việc thì vẫn thuộc trường hợp được hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu không nằm trong những điều bị loại trừ. => Nên là cần có giấy tờ chứng minh từ phía NSDLĐ như QĐ sa thải, QĐ kỷ luật buộc thôi việc…
    3. Đã đóng BHTN 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc (đối với người lao động ký hợp đồng xác định thời hạn và không xác định thời hạn)
      Đã đóng BHTN 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc (đối với người lao động ký hợp đồng thời vụ từ 03 đến dưới 12 tháng)
    4. Đã nộp hồ sơ cho Trung tâm việc làm theo quy định (Xem thêm tại khoản 1 Điều 46 Luật Việc làm 2013)
    5. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp (trừ các TH qđ tại K4 Điều 49)
  • Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp  (Điều 50 Luật Việc làm 2013):
    Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp;
    Tối đa 05 lần lương cơ sở (Hiện tại 2023 là 05 x 1.800.000đ = 9.000.000đ/tháng)
    Tối đa 05 lần lương tối thiểu vùng (tương tự các bác lắp lương tối thiểu vùng từng thời điểm vào)
    Năm 2023 (Từ 01/7), Vùng I: 4.680.000đ/tháng, Vùng II: 4.160.000đ/tháng, Vùng III: 3.640.000đ/tháng, Vùng IV: 3.250.000đ/tháng)
  • Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp (Điều 50 Luật Việc làm 2013):
    Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp:
    • Cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp;
    • Sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng. (Muốn nhận trợ cấp tối đa 12 tháng thì phải đóng BH tổng tối thiểu 144 tháng)
  • Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp (Điều 50 Luật Việc làm 2013):
    Nếu nộp đúng quy định, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ.
  • Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp (Điều 45 Luật Việc làm 2013):
    • Là tổng thời gian theo tháng, cộng dồn từ lúc đóng BHTN đến lúc kết thúc kết thúc hợp đồng mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp. Thời gian đóng này không có thể liên tục hoặc không liên tục.
    • Thời gian tính trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo sẽ không tính thời gian đóng BHTN đã được hưởng trợ cấp. => Tóm lại là nhận trợ cấp xong thì sau đi làm đóng BHTN lại thì lại tiếp tục một mốc tính mới. Trừ các TH chấm dứt hưởng trợ cấp theo các trường hợp tại Điều 53 Luật Việc làm 2013.
    • Không giới hạn số lần được hưởng. VD thất nghiệp lần đầu, đã nhận được trợ cấp. Sau đi làm lại đóng BHTN, một thời gian sau bị thất nghiệp, lại tiếp tục được hưởng trợ cấp nếu đủ điều kiện nhận.
  • Mức đóng BHTN hàng tháng  (Điều 57 Luật Việc làm 2013):
    – Người sử dụng lao động đóng Mình đến nộp thì bên tiếp nhận đánh máy lại đơn này dựa theo thông tin trên giấyMình đến nộp thì bên tiếp nhận đánh máy lại đơn này dựa theo thông tin trên giấy.
    – Người lao động đóng 1%.
  • Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp (Điều 58 Luật Việc làm 2013):
    Tiền lương căn cứ đóng BHTN là tiền lương đóng BHXH, tùy theo đối tượng hưởng lương, thì mức này tối thiểu là mức lương cơ sở/lương tối thiểu vùng. Tối đa bằng 20 lần lương cơ sở (tức là bác nào nhận lương theo lương cơ sở tối đa là đóng trên 36tr tiền lương/tháng) hoặc 20 lần lương tối thiểu vùng (tức là tối đa các bác Vùng I có thể đóng BHTN căn cứ trên 93tr600 – các bác vùng IV có thể đóng tối đa BHTN là trên 65tr tiền lương – các bác lương có trăm củ nhưng cũng sẽ chỉ đóng BHTN căn cứ trên số tiền tối đa này mà thôi)
  • Chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp (Điều 22 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, khoản 10 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP sửa đổi bổ sung):
    1. Đã hưởng ít nhất 01 tháng trợ cấp
    2. Đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp của NLĐ Tải mẫu
    3. Giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp (Của trung tâm dịch vụ việc làm)
    4. Bản chụp quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp
    5. Bản chụp các quyết định hỗ trợ học nghề, QĐ tạm dừng/tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp (nếu có)
    6. Bản chụp thông báo tìm kiếm việc làm hàng tháng và các hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp khác (nếu có)

[Comparison 2] All / All of

Có một điều vô cùng vô cùng cơ bản nhưng thật xấu hổ khi giờ mình mới để ý đến Σ( ° △ °|||). Hôm trước có một đứa bạn nó hỏi: “Bình thường hay thấy dùng cụm All of us/ All of them…, vậy nếu dùng All of enterprises có được hay không?”. Thực sự mình chưa bao giờ để ý đến điều này cả *^﹏^*  Tiếp tục đọc

[Comparison 1] At the end / In the end

Mình đang ôn lại một số bài tiếng Anh, thấy có một số trường hợp các bạn mình kêu hay nhầm khi phân biệt, mình thử lang thang trên mạng và nghĩ mình nên làm một bài tổng hợp lại từ nhiều nguồn khác nhau trên web và dịch lại một chút để nhiều người có thể hiểu hơn. Có lẽ mình làm cái này sẽ không chuyên nghiệp được như các thầy cô vì mình cũng không phải một đứa học giỏi tiếng Anh gì cho lắm, nhưng không giỏi thì mình cố gắng cũng sẽ giỏi hơn đúng không, ai biết mà thấy sai thì mong sẽ giúp thêm cho mình ^^! Nào giờ thì mình cùng học nhá~~

Mình không rõ có nên dịch lại giống như mấy cái sách hướng dẫn không. Dù mình dịch rất dở nhưng cứ thử dịch lại đã, nếu có ai thực sự thấy chối mắt không chịu được thì mình sẽ thay đổi sau =v= Tiếp tục đọc

Câu 5 (6₫) Vấn đề môi trường hiện nay *

Câu hỏi: Tại sao nói môi trường hiện nay là vấn đề cấp bách của mọi quốc gia nói chung và môi trường VN nói riêng?

  1. Nêu thực trạng môi trường thế giới hiện nay =>thấy được sự cấp bách trong vấn đề về môi trường của mọi quốc gia
  2. Tương tự với thực trạng môi trường ở Việt Nam Tiếp tục đọc

Câu 3+4 (6₫) Ngoại ứng tích cực/tiêu cực & Sự vô hiệu quả kinh tế *

Câu hỏi: Làm rõ ngoại ứng tích cực/tiêu cực và sự vô hiệu quả kinh tế. (giải thích, chứng minh bằng đồ thị)

  1. Ngoại ứng tích cực là những lợi ích mà bên này tạo ra cho bên kia mà không nhận được thù lao
  2. Ngoại ứng tiêu cực là khi hoạt động của một bên áp đặt chi phí cho các bên khác mà chưa phải chịu trách nhiệm bồi hoàn Tiếp tục đọc

Câu 9 (4₫) Mô hình chiến lược phát triển kinh tế của các quốc gia trên TG

Câu hỏi:  Trình bày các mô hình chiến lược phát triển kinh tế của các quốc gia trên thế giới ?

3 mô hình chiến lược phát triển:

  1. Mô hình tăng trưởng tân cổ điển
  2. Mô hình cơ cấu tân Mác-xít
  3. Mô hình cơ cấu TBCN dựa trên sở hữu tư nhân và cơ chế thị trường tự do Tiếp tục đọc

Câu 8 (4₫) Công cụ quản lý Nhà nước về môi trường *

Câu hỏi: Hãy nêu những công cụ quản lí MT? Phân tích cụ thể về MT trong nhóm công cụ kinh tế.

-Các công cụ quản lí MT(4công cụ)

+Công cụ pháp lí

+Các công cụ kinh tế

+Công cụ kĩ thuật quản lí MT

+Công cụ giáo dục và truyền thông MT Tiếp tục đọc